Hậu duệ Lý_Lăng

Sử cũ không nói rõ Lăng có bao nhiêu con cái, chỉ nhắc đến 1 người con trai của ông. Năm Ngũ Phượng thứ 2 (56 TCN) thời Hán Tuyên đế, Hung Nô liên tiếp phát sinh nội loạn, con trai của Lý Lăng muốn lập Ô Tạ đô úy, mưu đồ bại lộ, bị thiền vu Hô Hàn Da giết chết.[33][34]

Trong giai đoạn dung hợp dân tộc từ cuối thời Nam Bắc triều đến Tùy – Đường, cuộc hôn nhân dị chủng của Lăng trở thành cái cớ cho vài trường hợp dân tộc thiểu số ở bắc Trung Quốc và xa hơn nữa tự nhận là hậu duệ của ông:

  • Anh em Lý Hiền, Lý Viễn, Lý Mục, là tướng lãnh, khai quốc công thần nhà Tây Ngụy, Bắc Chu và Tùy, vốn là người Tiên Ti, tự nhận là hậu duệ của Lý Lăng, cho biết tổ tiên nhiều đời sanh hoạt ở phương bắc, sau đó theo bộ lạc Thác Bạt Tiên Ti dời về nam.[35]
  • Bộ tộc Hiệt Kiết Tư sở hữu vùng đất của nước Kiên Côn xưa, từng nhiều lần hiệu lực cho nhà Đường, tham gia đánh phá người Hồi Cốt. Người Hiệt Kiết Tư phần nhiều cao lớn, tóc đỏ, mặt trăng mắt xanh, cho rằng tóc đen là điềm chẳng lành và mắt đen là miêu duệ của Lăng.[36][37]
  • Ngoài ra, người Nam triều TềNam triều Lương thông qua 2 bộ sử Tống thưNam Tề thư, nối nhau quy kết hoàng thất Bắc triều Ngụy là hậu duệ của Lăng, thậm chí Nam Tề thư còn cho biết: người vợ Hung Nô của ông có tên (danh) là Thác Bạt, mà Hung Nô có tục lấy tên mẹ làm họ (tính).[38] Nhưng hoàng thất Thác Bạt/Nguyên thị cương quyết bác bỏ, thông qua việc khẳng định tổ tiên của mình là con trai nhỏ của Xương Ý, được phong ở phương bắc, nhân trong nước có núi Đại Tiên Ti, nên lấy tên núi làm hiệu.[39]